Cách sử dụng: ăn trực tiếp hoặc dùng trong chế biến, pha chế.
Hướng dẫn bảo quản: Cắt rời từng trái vải, chừa lại phần cuống 1 – 2 cm trên mỗi trái, để rổ cho ráo nước.
Cách 1: Chia thành từng phần nhỏ trong các túi zip rồi bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
Cách 2: Lót vài lớp giấy báo xuống đáy hộp đựng và bắt đầu xếp vải vào, sau 1 lớp quả là 1 lớp báo. Cuối cùng là bọc lớp giấy bảo cho kín toàn bộ chỗ vải, càng nhiều giấy báo càng tốt. Đậy nắp hộp và cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể để lâu tới 2 tháng.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Trong 100 gram cùi vải chứa:
- 15 gram đường
- 36 mg vitamin C
- Chất xơ: 1,3 g
- Các vitamin như B1, B2, B6, niacin, folate và chất khoáng quan trọng như: magie (10mg), kali (171 mg), Canxi (5 mg), Phốt pho (31 mg), đồng (148 mg), selen (0,6 mg).
CÔNG DỤNG QUẢ VẢI
- Chống oxy hóa (do có hàm lượng cao polyphenol)
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tiểu đường (do có Epicatechin)
- Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch
- Ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa
- Giúp xương chắc khỏe
CÂU CHUYỆN QUẢ VẢI THIỀU
Cây vải bản địa đã có lịch sử hàng nghìn năm trên mảnh đất hình chữ S của dân tộc ta. Đến thời vua Tự Đức (1847 – 1883), giống vải thiều bắt đầu được trồng lần đầu tiên. Trong ba cây ươm giống chỉ có một cây sống sót và ra quả, nhân giống thành những vườn vải thiều rộng khắp vùng. Cho đến ngày nay, cây vải thiều đầu tiên ấy, còn được gọi là cây vải tổ, đã hơn 200 tuổi và là cây vải lâu đời nhất tại Việt Nam.
Tương truyền rằng thời xưa, vải là một loại quả quý hiếm thường dùng làm sản vật tiến vua. Chuyện quý phi thời xưa thích ăn vải đã trở thành câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử. Để vừa lòng ái phi của mình, vua đã lệnh cho người cưỡi ngựa, vận chuyển vải thần tốc từ vùng xa xôi đến kinh thành để giữ được hương vị trái vải tươi nguyên. Nhiều người nhận định rằng sở dĩ quý phi thời xưa có được sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành là do thường xuyên ăn vải.